2023 Nội dung nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ? | SBT Lịch sử và Địa lí 7 cánh diều

Câu 1. Nội dung nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Ấn Độ? 

A. Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho hoạt động thương mại.

B. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Địa hình chỉ có cao nguyên cùng những cánh rừng nguyên sinh.

D. Có những đồng bằng màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Ấn Độ thời phong kiến không có vương triều nào sau đây?

A. Đông Ấn.

B. Đê-li.

C. Mô-gôn.

D. Gúp-ta.

Câu 3. Vương triều nào sau đây có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ vào thế kỉ IV?

A. Vương triều Hồi giáo Đê-li.

B. Vương triều Gúp-ta.

C. Vương triều Mô-gôn.

D. Vương triều của người Thổ.

Câu 4. Nét đặc trưng trong quan hệ xã hội ở Ấn Độ từ thời cổ đại đến thời phong kiến là chế độ

A. đẳng cấp.

B. A-pác-thai.

C. gia nô.

D. bình đẳng.

Câu 5. Từ đầu thế kỉ XIII, cùng với mâu thuẫn giữa các đẳng cấp, trong xã hội Ấn Độ còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với

Bài Hay  2023 5. Thiết kế phiếu phỏng vấn các đối tượng có liên quan để điều tra thực trạng môi trường ở địa phương mà nhóm em đã lựa chọn, trong đó liệt kê các câu hỏi mà em và các bạn sẽ sử dụng để phòng vấn. | SBT hoạt động trải nghiệm 10 kết nối

A. thực dân Pháp.

B. thực dân Anh.

C. người Hồi giáo.

D. thợ thủ công.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách tích cực của Vương triều Mô-gôn để hoà hợp tôn giáo và dân tộc ở Ấn Độ?

A. Xác lập sự thống trị của Hồi giáo trên cả nước.

B. Yêu cầu các quý tộc gốc Mông Cổ phải từ bỏ Hồi giáo.

C. Liên kết với quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo, Ấn Độ giáo.

D. Không sử dụng quý tộc gốc Mông Cổ trong chính quyền.

Câu 7. Thời phong kiến ở Ấn Độ kết thúc với sự kiện nào sau đây?

A. Pháp xâm lược và đặt ách cai trị.

B. Vương triều Mô-gôn thành lập.

C. Vương triều Gúp-ta thành lập.

D. Đế quốc Anh xâm lược và lật đổ Vương triều Mô-gôn.

Câu 8. Ghép ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng thông tin của các vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến.

Câu 9. Quan sát hình 8 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn về vua A-cơ-ba theo những gợi ý sau:

Bài Hay  2023 Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào, giải thích hiện tượng con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.

– Thuộc triều đại nào?

– Có những chính sách tiến bộ nào?

– Được đánh giá như thế nào?…

Câu 10. Cho các cụm từ: 1. Những người nằm ngoài đẳng cấp; 2. Quý tộc, tăng lữ, quan lại, vũ sĩ, địa chủ; 3. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân; 4. Tiện dân, nô lệ. Hãy đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C, D trong sơ đồ 8 sao cho đúng với sự phân hoá xã hội Ấn Độ thời phong kiến và rút ra nhận xét.

Câu 11. Chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta ở Ấn Độ khác nhau như thế nào?

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: C

Câu 7: D

Câu 8. 1 – C; 2 − A; 3 – B.

Câu 9. Học sinh có thể giới thiệu về vua A-cơ-ba theo những cách khác nhau, nhưng cần có nội dung phù hợp. Ví dụ:

– Vua A-cơ-ba thuộc triều đại Mô-gôn, là vị vua giỏi về chính sự, thích bàn luận về tôn giáo, coi trọng trí thức,… 

– Vua A-cơ-ba đã thi hành nhiều chính sách tích cực để hoà hợp tôn giáo và dân tộc, như liên kết các quý tộc gốc Mông Cổ, Hồi giáo và Ấn Độ giáo để xây dựng chính quyền mạnh; hạn chế đặc quyền của Hồi giáo,…

Bài Hay  2023 Đánh dấu X vào dưới những bức ảnh thể hiện môi trường bị ô nhiễm và mô tả những dấu hiệu ô nhiễm trong các bức ảnh đó | VBT Hoạt động trải nghiệm 3 chân trời sáng tạo

– Nhiều sử gia đánh giá ông là vị vua kiệt xuất của Ấn Độ.

Câu 10. 1 − D; 2-A; 3-B;4-C.

Nhận xét: Xã hội phong kiến Ấn Độ có sự phân hoá và mâu thuẫn sâu sắc, chồng chéo. Đó là sự phân hoá về đẳng cấp và giai cấp, ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với người Hồi giáo,…

Câu 11. Sự khác biệt của chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta.

Thời gian xuất hiện: chế độ Vác-na có từ thời cổ đại, chế độ Cax-ta xuất hiện ở thời phong kiến (từ các thế kỉ IV – V).

– Chế độ Vác-na phân chia cư dân thành 4 đăng cấp theo chủng tộc, địa vị xã hội (Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra); chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo. Có hàng trăm Cax-ta khác nhau, mỗi Cax-ta lại có tập quán, tín ngưỡng, quy định riêng về hôn nhân, nghi lễ…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *